Vi sinh xử lý nước thải

Vi sinh xử lý nước thải là quần thể vi sinh được tổng hợp và bảo quản ở môi trường nào đó (rắn, lỏng hoặc bùn lỏng) được sử dụng cho việc nuôi cấy vi sinh trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Mỗi loại vi sinh nuôi cấy sẽ phù hợp với mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất khác nhau.

Thời gian thích nghi và tăng trưởng của vi sinh cũng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố :

  • Dinh dưỡng có trong nước thải
  • Thành phần và hàm lượng vi sinh vật cung cấp trong quá trình nuôi cấy
  • Lưu lượng và nồng độ oxy cung cấp
  • Các thành phần độc hại đến vi sinh có trong nước thải
  • Nhiệt độ nước thải
  • pH của nước thải

Trong quá trình nuôi cấy nếu kiểm soát được các yếu tố ở trên sẽ giúp quá trình nuôi cấy diễn ra thuận lợi, vi sinh vật dễ dàng phát triển và thích nghi.

Các loại vi sinh nuôi cấy có trên thị trường hiện nay

Bùn vi sinh

Bùn vi sinh là loại vi sinh thường được sử dụng trong quá trình nuôi cấy vi sinh. Bùn vi sinh ở dạng bùn lỏng gồm cả pha rắn kết hợp với nước.

Ưu điểm

  • Tận dụng vi sinh ở các hệ thống xử lý nước thải khác, vi sinh đã được kích hoạt sẵn
  • Chứa nhiều loại vi sinh khác nhau phụ thuộc vào thành phần tính chất nước thải
  • Giảm thiểu thời gian nuôi cấy, nếu đúng chủng loại vi sinh có trong bùn thì vi sinh sẽ phát triển rất nhanh
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm

  • Phải bảo quản vi sinh trong điều kiện cung cấp khí oxy
  • Tốn chi phí vận chuyển vì khôi lượng bùn lớn

Vi sinh dạng lỏng

Là loại vi sinh nhân tạo được tổng hợp từ các nguồn vi sinh khác nhau ở dạng lỏng, do vậy vi sinh thường đậm đặc ở chế độ chờ kích hoạt

Ưu điểm

  • Giá thành cao
  • Tốn thời gian kích hoạt và thích nghi với nước thải

Nhược điểm

  • Có nhiều loại vi sinh khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với các loại nước thải khác nhau
  • Vận chuyển và bảo quản dễ dàng do vi sinh dạng đặc, chiếm ít thể tích và khối lượng

Vi sinh dạng bột

Vi sinh tồn tại dưới dạng bột rắn, chứa nhiều chủng vi sinh khác nhau ở chế độ chờ kích hoạt.

Ưu điểm

  • Vận chuyển và bảo quản dễ dàng do vi sinh dạng bột, khối lượng nhẹ
  • Có nhiều loại vi sinh khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với các loại nước thải khác nhau

Nhược điểm

  • Tốn thời gian kích hoạt và thích nghi với nước thải
  • Giá thành cao

Lời kết

Tùy từng loại nước thải mà ta chọn loại vi sinh nuôi cấy phù hợp, ngoài kiểm soát hàm lượng vi sinh bổ sung thì cần phải kiểm soát tốt các yếu tố khác như dinh dưỡng, nồng độ oxy hòa tan … thì quá trình nuôi cấy mới đạt hiệu quả cao, làm tăng hiệu suất xử lý sinh học.